Friday, March 29, 2024

THE BODY SHOP RA MẮT NHỰA TÁI CHẾ THƯƠNG MẠI CỘNG ĐỒNG

The Body Shop đã ra mắt nhựa tái chế Thương Mại Cộng Đồng đầu tiên từ Bengaluru, Ấn Độ.Sáng kiến nêu bậtđiều ít được biết đến – khía cạnh con người trong cuộc khủng hoảng nhựa.

The Body Shop muốn đấu tranh nhiều hơn nữa với ô nhiễm nhựa-  thúc đẩy sự thay đổi xã hội cũng như trao quyền cho con người.

Để đánh dấu sự kiện này, công ty đã trưng bàymột tác phẩm nghệ thuật khổng lồ -một người nhặt rác nữ Ấn Độ ở London Bor Borough Market, được làm bằng nhựa tái chế thu gom bởi những người nhặt rác ở Bengaluru, tác phẩm nghệ thuật này được trưng bày công khai vào ngày 10 và 11 tháng năm, 2019.

Hành tinh của chúng ta đang chìm trongrác thảinhựa. Chúng ta đã biết đến sự tàn phá của chất thải nhựa trên đại dương; tuy nhiên, điều hiếm khi được nhắc đến là yếu tố con người trong cuộc khủng hoảng này. Hơn 3 tỷ người trên khắp hành tinh đang sống ở các quốc gia không có quản lý chất thải – gần một nửa dân số thế giới. Điều này đã sinh ra ngành lao động nhặt rác thải không chính thức.

Nhiều người trong các tầng lớp nghèo khó nhất thế giới đang thu nhặt rác để kiếm sống. Những người nhặt rác này, phần nhiều là phụ nữ, thường phải sống rất kham khổ, phải làm việc trong điều kiện kinh khủng và bị xã hội bỏ rơi. Tuy nhiên, công việc họ đang làm lại giúp ngăn chặn rác thải nhựa xâm nhập vào sông và đại dương của chúng ta.

Đó là lý do tại sao The Body Shop hợp tác với Plastics For Change ra mắt nhựa tái chế Thương Mại Cộng Đồng. Thương Mại Cộng Đồng là chương trình thương mại công bằng đã được xác minh của The Body Shop.

Ra mắt vào Ngày Hội Chợ Thương Mại Thế Giới, đây là một cam kết nhằm giải quyết vấn nạn rác thải nhựa một cách khác biệt. Loại bỏ nhựa hoàn toàn không phải là câu trả lời. Nếu được sử dụng có trách nhiệm và mang lại giá trị, nhựa có thể được sử dụng bền vững. The Body Shop muốn sử dụng nhựa tái chế để giúp thay đổi cuộc sống.

NHỰA TÁI CHẾ THƯƠNG MẠI CỘNG ĐỒNG TỪ BENGALURU, ẤN ĐỘ

Chỉ riêng tại Ấn Độ đã có 1,5 triệu người đang thu nhặt rác và phân loại hơn 6.000 tấn nhựa mỗi ngày, nếu không chúng sẽ gây ô nhiễm cho sông ngòi và đại dương của chúng ta. Phần lớn những người nhặt rác ở Ấn Độ là “Dalits” – tầng lớp thấp nhất trong xã hội Hindu, Ấn Độ. Họ gần như vô hình trong xã hội và bị hạn chế rất nhiều quyền lợi. Họ dễ bị phân biệt đối xử, điều kiện sống và làm việc của họ kém và thu nhập từ rác thải nhựa nhặt được vô cùng bấp bênh.

“Tôi đã nhặt rác từ khi còn nhỏ , đến nay đã được khoảng 30 năm. Đây là một công việc thực sự khó khăn và đòi hỏi cao về thể chất. Những người nhặt rác thải phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, bao gồm quấy rối, thanh toán trễ và các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, qua việc nhặt rác tôi đã xoay sở để nuôi gia đình và cho con học đến đại học. Tôi thực sự tự hào về những gì tôi làm. Tôi tin rằng chúng tôi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho các thành phố sạch sẽ và giúp tái chế lượng rác thải nhựa khổng lồ mà xã hội tạo ra.” Annamma, từng là người nhặt rác và hiện tại là Quản lý Trung tâm Dry Waste Collection, Bengaluru cho biết.

Với hơn ba thập kỷ kinh nghiệm làm việc với các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên toàn thế giới, The Body Shop đang dùng chuyên môn của mình để giúp giải quyết vấn nạn rác thải nhựa. Hợp tác với Plastics for Change, The Body Shop đã bắt đầu sử dụng nhựa tái chế Thương Mại Cộng Đồng trong chai dầu gội / dầu xả 250ml, bao gồm cả Dầu gội Ginger bestseller – cứ mỗi 4 giây sẽ bán được 1 chai*. Các chai sẽ chứa 100% nhựa tái chế (không bao gồm nắp chai). 15% trong đó sẽ là nhựa tái chế Thương Mại Cộng Đồng, phần còn lại sẽ là nhựa tái chế từ các nguồn ở Châu Âu.

The Body Shop sẽ tăng tỉ lệ nhựa tái chế Thương Mại Cộng Đồng theo thời gian. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ những việc nhỏ và từ từ nhân rộng một cách có trách nhiệm và bền vững.

Trong năm đầu tiên, The Body Shop sẽ mua 250 tấn nhựa tái chế Thương Mại Cộng Đồng để sử dụng trong gần ba triệu chai chăm sóc tóc 250ml vào cuối năm 2019. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của một tham vọng lớn hơn: giới thiệu nhựa tái chế Thương Mại Cộng Đồng trong các chai nhựa PET sẽ được The Body Shop sử dụng trong 3 năm. Sau đó, chương trình sẽ mở rộng quy mô để mua hơn 900 tấn nhựa tái chế Thương Mại Cộng Đồng và giúp trao quyền cho 2.500 người nhặt rác ở Bengaluru.

Họ sẽ nhận được một thu nhập hợp lý và cố định cho công việc họ làm, được tiếp cận với điều kiện làm việc tốt hơn. Họ cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục, cho vay tài chính và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cùng sự tôn trọng và công nhận mà họ xứng đáng nhận được.

The Body Shop và Plastics for Change sẽ hợp tác với các đối tác địa phương như Hasiru Dala, một tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho quyền lợi của những người nhặt rác và Hasiru Dala Innovations, một doanh nghiệp xã hội chuyên tạo cơ hội việc làm thiết yếu cho người nhặt rác.

“Là một công ty, chúng tôi luôn dùng hết khả năng của mình để trao quyền cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ, và vẫn đảm bảo giữ gìn được hành tinh của chúng ta. Quan hệ đối tác của chúng tôi với Plastics for Change và các đối tác khác sẽ không chỉ giúp hỗ trợ người nhặt rác mà còn coi nhựa là nguồn tài nguyên có thể tái tạo khi được sử dụng một cách có trách nhiệm.

“Tái chế nhựa là nguồn thu nhập chính của 1% dân số thế giới – những người đã phải chịu cảnh nghèo đói và thiệt thòi. Chúng tôi vô cùng phấn khích khi được hợp tác với The Body Shop và các đối tác khác để giúp các nhóm người này có được lợi ích tài chính và phúc lợi xã hội mà họ xứng đáng. Đây là chương trình thu và tái chế nhựa đầu tiên được xác minh thương mại công bằng (Fair Trade) trên thế giới.” – Andrew Andrewack, Giám đốc điều hành của Plastics for Change.

“Chúng tôi thành lập Hasiru Dala và Hasiru Dala Innovations với mục tiêu mang lại cho người nhặt rác một danh tính chính thức ở Bengaluru, cho phép họ đấu tranh cho quyền lợi của mình và có một vị trí công bằng trong xã hội. Quan hệ đối tác mới của chúng tôi với The Body Shop và Plastics for Change là một bước tiến lớn khác trong việc công nhận sự lao động không ngừng nghỉ mỗi ngày của những người nhặt rác mặc dù họ phải đối mặt với rất nhiều thử thách.” Nalini Shekar, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Hasiru Dala cho biết.