Friday, March 29, 2024

Những thương hiệu kinh dị làm nên đế chế của “ông hoàng tiếng thét” Sam Raimi

Trong suốt 40 năm trải dài từ thập niên 80s đến nay, Sam Raimi vẫn luôn là cái tên huyền thoại và quyền lực bậc nhất trong làng phim kinh dị Hollywood.

Ngày nay, khi nhắc tới ông trùm đế chế kinh dị đang chiếm lĩnh Hollywood, người ta thường nghĩ ngay tới James Wan. Tuy nhiên, nếu so sánh về gia tài điện ảnh cũng như mức độ quyền lực, James Wan chắc chắn chỉ là ‘hậu bối’ nhỏ bé của ‘ông hoàng tiếng thét’ Sam Raimi.

Vị đạo diễn, nhà sản xuất kiêm biên kịch đại tài nay chính là cha đẻ của hàng loạt thương hiệu kinh dị lừng danh và làm thay đổi bộ mặt của thể loại phim kinh dị Mỹ.

Những thương hiệu kinh dị làm nên đế chế của ông hoàng tiếng thét Sam Raimi - Hình 1

Evil Dead​ – Ma cây huyền thoại của làng kinh dị thế giới

Sam Raimi bắt tay vào nghiệp làm phim từ khi còn rất sớm. Khi mới 19 tuổi, ông cùng em trai Ted Raimi và bạn bè thực hiện nhiều phim ngắn thuộc thể loại kinh dị. Trong đó, nổi bật nhất là Within the Woods (1978) – bộ phim tiền đề cho tác phẩm đình đám nhất sự nghiệp của ông.

Phim kinh dị The Evil Dead hay còn được khán giả Việt Nam biết đến với cái tên ‘Ma Cây’ đã gây chấn động thế giới khi ra mắt vào năm 1981. Bất chấp kinh phí làm phim ít ỏi, phong cách kinh dị thuộc dòng gore kết hợp với cảm hứng hình ảnh từ truyện tranh của The Evil Dead đã thổi một làn gió hoàn toàn mới vào làng phim kinh dị Hollywood.

Những thương hiệu kinh dị làm nên đế chế của ông hoàng tiếng thét Sam Raimi - Hình 2

Phần phim Evil Dead đầu tiên

Đến nay, The Evil Dead vẫn là một trong những phim kinh dị có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Kỹ thuật quay shaky cam (máy quay rung lắc) mô phỏng trải nghiệm khiếp đảm góc nhìn thứ nhất của nhân vật được nhiều thế hệ nhà làm phim sau này học tập và sử dụng.

Thành công rực rỡ của The Evil Dead đã đưa bộ phim kinh phí thấp này thành thương hiệu kéo dài ba phần. Phần thứ hai Evil Dead II ra mắt năm 1987 chuyển hướng sang thể loại hài kinh dị và tiếp tục thành công. Và cuối cùng, thương hiệu khép lại với phần ba Army of Darkness vào năm 1992.

Những thương hiệu kinh dị làm nên đế chế của ông hoàng tiếng thét Sam Raimi - Hình 3

Nhưng đây vẫn chưa phải hồi kết của huyền thoại kinh dị này. Năm 2013, Evil Dead được chính Sam Raimi hồi sinh trong phiên bản làm lại cùng tên. Lần này, Sam chỉ giữ vai trò nhà sản xuất, còn đạo diễn là nhà làm phim trẻ đầy tài năng Fede Alvarez. Màn tái xuất này đã mang về doanh thu gần 100 triệu USD trên kinh phí khiêm tốn 17 triệu USD.

Hai năm sau, một series truyền hình ăn theo nữa được ra đời với tựa đề Ash vs Evil Dead có sự góp mặt của nam diễn viên chính của phiên bản gốc – Bruce Campbell. Di sản kinh dị của Sam Raimi cứ thế nối dài và không ngừng gây ám ảnh khán giả suốt nhiều thập kỷ.

Don’t Breathe nghẹt thở và độc đáo nhất thập niên 2010s

Tài năng và tầm nhìn vĩ đại của Sam Raimi không chỉ dừng ở thương hiệu Evil Dead. Vị đạo diễn tài năng này từng thử thách bản thân trong thể loại siêu anh hùng và cực kỳ thành công với bộ ba phim Spider-Man do Tobey Maguire đóng chính.

Tuy nhiên, chất kinh dị vẫn chảy trong huyết quản của Sam Raimi và mời gọi ông trở lại. Năm 2016, Raimi một lần nữa đặt niềm tin vào sức sáng tạo của người cộng sự Fede Alvarez. Phim kinh dị giật gân Don’t Breathe ra đời dưới sự bảo trợ của Raimi và trở thành một trong nhưng tác phẩm kinh dị độc đáo nhất thập kỷ.

Những thương hiệu kinh dị làm nên đế chế của ông hoàng tiếng thét Sam Raimi - Hình 4

Don’t Breathe kể về vụ đột nhập trộm tiền của nhóm thanh niên bất hảo vào nhà một cựu binh mù. Bộ phim bất ngờ đảo ngược tình thế, khiến khán giả choáng váng khi bật mở sự thật hóa ra người đàn ông tàn tật không hề yếu đuối như nhóm thanh niên tưởng.

Với kinh phí chỉ 10 triệu USD, Don’t Breathe mang về doanh thu 157 triệu USD trên toàn cầu, nối tiếp chuỗi thành công không điểm dừng của Sam Raimi.

The Grudge mở màn cho nỗi sợ hãi thập kỷ mới

Và mới đây nhất, ở tuổi 60, niềm đam mê với những tiếng thét của Sam Raimi vẫn chưa có dấu hiệu dừng bước. Ông vừa công bố dự án mới đầy tham vọng của mình: Hồi sinh một thương hiệu kinh dị đình đám thế giới.

Năm 2002, thương hiệu Ju-on ra đời tại Nhật Bản, gieo rắc nỗi sợ hãi không lời nào diễn tả về một huyền thoại báo oán lan truyền từ người này sang người khác như một căn bệnh. Cùng với Ringu (The Ring), Ju-On là một trong những phim kinh dị ghê rợn nhất mọi thời đại.

Những thương hiệu kinh dị làm nên đế chế của ông hoàng tiếng thét Sam Raimi - Hình 5

Ju-On (2002)

Chỉ hai năm sau, Sam Raimi đã nhanh tay kết hợp với đạo diễn người Nhật Takashi Shimizu thực hiện phiên bản remake từ Ju-On dưới tên gọi The Grudge – Lời Nguyền. Như mọi thương hiệu khác được Sam Raimi ‘đỡ đầu’, The Grudge cũng vô cùng thành công.

Những thương hiệu kinh dị làm nên đế chế của ông hoàng tiếng thét Sam Raimi - Hình 6

Ju-On (2004)

Tập phim The Grudge đầu tiên ra mắt trong mùa Halloween năm 2004. Phim chỉ có kinh phí sản xuất là 10 triệu USD nhưng đã đạt doanh thu 187 triệu USD. Bên cạnh đó còn kéo thêm hai tập phim sequel trong lần lượt các năm 2006 và 2009.

15 năm đã trôi qua, Sam Raimi quyết định đã đến lúc Lời Nguyền cần trở lại màn ảnh rộng và một lần nữa tạo nên cơn ám ảnh bao phủ toàn cầu.

Trailer The Grudge

‘Khi chúng tôi làm The Grudge năm 2004, bộ phim vẫn chỉ dành cho nhóm nhỏ khán giả đam mê nhưng giờ đây nó sẽ thực sự đại chúng’, Raimi tâm sự.

‘Ông hoàng tiếng thét’ cho hay, nhiều năm nay khán giả vẫn thường xuyên gặp ông và ao ước những phút gây thực sự khiếp đảm của The Grudge sẽ trở lại.

Những thương hiệu kinh dị làm nên đế chế của ông hoàng tiếng thét Sam Raimi - Hình 7

Những thương hiệu kinh dị làm nên đế chế của ông hoàng tiếng thét Sam Raimi - Hình 8

The Grudge (2019)

Một bộ phim dán nhãn R (không dành cho khán giả dưới 17 tuổi) là điều mọt phim kinh dị vẫn mong đợi bấy lâu nay. Dưới bàn tay bảo chứng của Sam Raimi, Lời Nguyền chắc chắn là tác phẩm rùng rợn mà khán giả không thể bỏ qua trong đầu năm 2020 sắp tới.

The Grudge (Lời nguyền) dự kiến ra mắt khán giả Việt Nam từ ngày 03/01/2020.