Friday, March 29, 2024

Kỹ xảo được thực hiện bởi giám sát VFX từng 2 lần đạt giải Oscar

Với sự hỗ trợ của công nghệ VFX đỉnh cao, ê-kíp làm phim không hề phụ lòng mong mỏi của khán giả khi đem đến một Venom sống động đến rùng mình như bước ra từ nguyên tác. Bên cạnh đó, những màn giao chiến hấp dẫn được trau chuốt bằng kỹ xảo cũng là một điểm cộng khiến bộ phim trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

1_1.jpg

VFX (viết tắt của Visual Effects), hay còn được biết đến với tên gọi “kỹ xảo hình ảnh”, là một phần quan trọng để tạo nên các sản phẩm điện ảnh đỉnh cao của Hollywood. Đối với những “bom tấn” siêu anh hùng, VFX không chỉ tăng cường các hiệu ứng cháy nổ đẹp mắt mà còn góp phần hiện thực hóa năng lực đặc biệt của các người hùng, dựng nên vô số bối cảnh phức tạp ở Trái Đất cho đến ngoài vũ trụ, và trên hết là đưa các quái nhân chỉ có trong trí tưởng tượng vào đời thật.

2_1.jpg

Nhằm đạt được hiệu ứng điện ảnh thuyết phục nhất, nhà sản xuất đã chiêu mộ Paul Franklin, giám sát VFX từng đoạt giải Oscar hai lần với Inception (2010) và Interstellar (2014), và cũng là tên tuổi đứng sau những thước phim hoành tráng của đạo diễn Christopher Nolan.

3_0.jpg

4_1.jpg
Paul Franklin từng tham gia dựng nên trường đoạn giấc mơ siêu thực trong Inception

Bản chất Venom vốn là thể cộng sinh đến từ ngoài vũ trụ, tồn tại với những quy luật sinh học nằm ngoài hiểu biết của con người. Trên truyện tranh, mọi thứ chưa bao giờ thành vấn đề vì các họa sĩ chỉ cần thể hiện nhân vật bằng hình vẽ đơn thuần. Thế nhưng khi lên màn ảnh rộng, đội ngũ VFX phải tìm cách xây dựng Venom hoàn toàn bằng kỹ xảo máy tính, giúp khán giả xem phim có thể tận mắt nhìn thấy những gì mà nguyên tác truyện tranh chưa thể truyền tải.

5.jpg
Concept art của Venom

Các đặc trưng ngoại hình của nhân vật từ nguyên tác vẫn được giữ nguyên, như khuôn miệng rộng luôn chực ăn tươi nuốt sống con mồi, khi mở ra sẽ để lộ hàm răng nhọn hoắc cùng chiếc lưỡi dài ma quái.

Theo Paul Franklin, phần khó nhất chính là nắm bắt và tái hiện chuyển động của một thực thể tồn tại dưới dạng lỏng sao cho mượt mà nhất có thể. Franklin mô tả: “Thể cộng sinh có thể rỉ qua lỗ chân lông, có thể bị hấp thụ trên cơ thể, xuyên qua lớp quần áo. Ban đầu nó giống như một con sên màu đen không có hình thù cố định, khi kết hợp với Eddie, nó tạo một lớp da bao phủ khắp người anh ta, cuối cùng thành Venom, một sinh thể bóng nhẫy với đôi mắt trắng dã to tướng và cặp răng như cá voi sát thủ”.

6.jpg
Thể cộng sinh bao bọc Eddie Brock như một lớp da

Muốn vậy, bộ phận VFX phải mất rất nhiều thời gian để tham khảo cũng như mô phỏng chuyển động của các sinh vật biển và chất lỏng phi Newton tồn tại trong thực tế.

7.jpg

8.jpg

9.jpg
Chất lỏng phi Newton không bị tác động bởi trọng lượng và vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà khoa học

Trên trường quay, họ dùng một diễn viên cao gần 2 mét (6’7”) để thay thế Venom, người này còn phải đội thêm mũ bảo hiểm để vươn đến chiều cao 2 mét 3 (7’6”) lý tưởng của nhân vật. Dựa theo màn trình diễn mà người thật cung cấp, các kỹ thuật viên sẽ “đắp” thêm các lớp hiệu ứng nhằm đạt được kết quả như mong muốn.

9.jpg

Tương tự, trong các cảnh hành động khi Eddie chưa chuyển hóa hoàn toàn, họ lại phải bám sát ngôn ngữ cơ thể mà tài tử Tom Hardy thể hiện, từ cái nhấc vai cho đến những cú xoay người của anh. Họ dùng 2 đến 3 máy quay Canon 5D Mk III với độ chính xác cao nhằm theo dõi từng chuyển động nhỏ nhất của diễn viên trên trường quay, có thế thì mới biết lúc nào Eddie chuẩn bị phóng xúc tu rồi từ đó lồng ghép hiệu ứng cho phù hợp.

10.jpg

Ngoài Venom, bộ phận VFX còn dựng thêm 4 thể cộng sinh khác nữa, bao gồm cả Riot – đối thủ hàng đầu của Venom. Trận chiến ở cuối phim chính là trường đoạn khiến đội ngũ VFX tốn nhiều tâm huyết nhất. Đây là cuộc đối đầu kép giữa Eddie Brock và Carlton Drake cũng như giữa Venom và Riot. Ở cảnh cuối, các diễn viên phải diễn hoàn toàn trên phông nền xanh. Franklin chia sẻ: “Chúng tôi muốn Venom và Riot phải có những năng lực khác nhau và tạo được sự hứng thú khi cả hai giao chiến”.

Venom hiện đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc